Mặc dù Luật Lao động 2012 đã có hiệu lực hơn 1 năm, tuy nhiên, đội ngũ hòa giải viên (HGV) cơ sở hiện nay vẫn chưa được củng cố lại. Số lượng HGV lao động ở các quận, huyện hiện nay còn ít. Trong khi đó, bộ phận này đóng vai trò là “bà đỡ” đắc lực trong việc giải quyết tranh chấp LĐ tại cơ sở.
![]() Buổi tập huấn thu hút sự tham gia của hơn 100 cán bộ CĐCS, DN. Đó là vấn đề “nóng” tại buổi tập huấn Hướng dẫn số 1840/HD-TLĐ ngày 4.12.2013 về việc thực hiện quyền và trách nhiệm của CĐ trong thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện TƯLĐTT; Hướng dẫn số 1861/HD-TLĐ ngày 9.12.2013 về việc thực hiện quyền và trách nhiệm của CĐ trong tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công… do LĐLĐ TP Đà Nẵng vừa tổ chức. Cụ thể hóa các hướng dẫn Ông Trương Ngọc Hùng - Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ TP Đà Nẵng - cho rằng, hiện nay các hướng dẫn 1840, 1861… của Tổng LĐLĐ VN mang tính chất định hướng chung cho tất cả đơn vị CĐCS, DN trên cả nước. Tuy nhiên, đặc thù từng địa phương, từng trường hợp cụ thể nên cách thức triển khai thực hiện cũng khác nhau. Theo đó, LĐLĐ TP Đà Nẵng đã chủ động cụ thể, chi tiết hóa các bước thực hiện, soạn ra loạt các biểu mẫu riêng để cán bộ CĐCS dễ dàng hơn trong quá trình triển khai các hướng dẫn. Cụ thể, liên quan đến cơ sở pháp lý về thương lượng tập thể (TLTT) ngoài bám sát hướng dẫn số 1840 (ngày 4.12.2013) của TLĐ, LĐLĐ TP Đà Nẵng đã ra hướng dẫn số 5 (ngày 17.2.2014) nêu chi tiết 5 bước thực hiện rõ ràng, gồm: Chuẩn bị TLTT, CĐCS lấy ý kiến NLĐ, CĐCS thông báo nội dung TLTT, tổ chức buổi TLTT, công bố công khai biên bản họp thương lượng… Trong từng bước thực hiện, LĐLĐ TP Đà Nẵng còn soạn kèm các biểu mẫu, biên bản áp dụng. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cấp CĐ có thể liên lạc trực tiếp (qua điện thoại) về Ban Chính sách - Pháp luật nhờ giải đáp, hỗ trợ, hướng dẫn thêm. Cấp thiết phải xây dựng lại đội ngũ hòa giải viên cơ sở Bà Lê Thị Ngọc Oanh - Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ TP Đà Nẵng - cho biết, khi xảy ra tranh chấp LĐ cá nhân giữa NLĐ và NSDLĐ mà hai bên không thương lượng. Bước đầu tiên là một trong hai bên phải yêu cầu HGV LĐ hòa giải trước. Nếu không hòa giải được thì thẩm quyền giải quyết sẽ chuyển sang tòa án. Tuy nhiên, bà Oanh chỉ ra bất cập: “Bộ luật Lao động 2012 đã có hiệu lực hơn 1 năm nay, nhưng đội ngũ HGV cơ sở (chủ yếu ở các quận, huyện) vẫn chưa được củng cố lại, vẫn còn áp dụng những quy định cũ, số lượng HGV lao động ở các quận, huyện hiện rất ít. Phòng LĐTBXH thì chủ yếu giải quyết về mặt TB-XH, còn mảng LĐ bị bỏ ngõ, đến khi giải quyết vụ án về tranh chấp LĐ thì họ lại rất lúng túng!”. Bà Oanh dẫn chứng: “Trong năm 2012, tôi từng tham gia buổi hòa giải tại một Cty thương mại thuộc ngành Công thương, HGV LĐ lại mời nào Sở LĐTBXH, LĐLĐ, BHXH, Chủ tịch HĐQT… đến dự. Thấy dự không đúng thành phần, các đơn vị trên đã bỏ về. Thực ra, HGV mời các đơn vị trên tham gia HG là không đúng vì HGV đã được pháp luật giao quyền rất lớn trong việc giải quyết tranh chấp LĐ!”. Ông Nguyễn Lộc - Chủ tịch CĐ ngành GTVT TP Đà Nẵng băn khoăn: “Vậy ai sẽ là người được bầu làm HGV cơ sở và cơ quan nào công nhận quyền của HGV LĐ?”. Bà Oanh giải đáp, theo Thông tư 08/TT-BLĐTBXH ngày 10.6.2013 của Bộ LĐTBXH và Nghị định số 46/NĐ-CP (ngày 10.5.2013 của CP) quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp LĐ thì HGV LĐ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm trên cơ sở đơn đăng ký dự tuyển HGV LĐ. Theo bà Oanh, người được bầu là HGV LĐ phải là công dân Việt Nam, am hiểu pháp luật, có thời gian làm việc trong lĩnh vực liên quan đến lao động… Bà Oanh cho rằng, HGV hiện nay đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp LĐ, vì khi tranh chấp LĐ xảy ra mà HGV giải quyết được thì sẽ rút ngắn được thời gian HG, thay vì phải nhờ đến tòa án thụ lý giải quyết cả 3 tháng (đối với vụ án phức tạp), 2 tháng (đối với vụ án đơn giản)… “Cán bộ CĐ ngoài chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết tranh chấp LĐ, đình công thì nên tham gia vào làm HGV LĐ vì hơn ai hết họ hiểu được NLĐ, tính chất đặc thù công việc của NLĐ” - bà Oanh lưu ý. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét